Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Sinh Viên Việt Nam đi du học Nhật Bản ngày càng Nhiều?



Nhật Bản cần thu hút 300,000 du học sinh Quốc tế
Theo số liệu thống kê của Tổ chức hỗ trợ sinh viên Quốc tế Nhật Bản vào 5/2007 có 118,498 du học sinh nước ngoài đang học tập tại Nhật Bản. Trong đó, số lượng du học sinh học tại các trường công lập là 12,201 người, du học sinh học tại các trường dân lập là 106,297 người. Trong số đó, số lượng du học sinh Việt Nam đã lên đến con số là 2.582 người và là nước đứng thứ 4 trong 10 nước có số lượng du học sinh nhiều nhất tại Nhật Bản. Hiện nay, du học sinh Việt Nam đã trở thành đề tài chính tại Nhật mỗi khi nhắc đến du học sinh các nước ASEAN.

Đây là bằng chứng cho mối quan hệ hữu hảo đang ngày càng phát triển giữa Nhật Bản và Việt Nam, có thể nói trong thời gian gần đây, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và sự gia tăng đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản đã củng cố mối quan hệ thân thiết giữa hai nước. Thêm vào đó, trong tính cách của người Nhật Bản và người Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng, chẳng hạn như tinh thần cần cù trong học tập – lao động và khả năng thích ứng nhanh chóng. Số lượng du khách Nhật Bản đến Việt Nam cũng tăng lên đáng kể, và ngày càng có nhiều người Nhật mang tình cảm gắn bó với Việt Nam.

Hiện nay tỉ lệ sinh tại Nhật Bản giảm nhanh chóng, và kết quả là dân số ở độ tuổi 18 – độ tuổi vào đại học đang giảm với tốc độ chóng mặt, chỉ còn lại khoảng 1,240,000 người (năm 2008). Nếu so sánh với thời kì đỉnh cao trong 20 năm qua (năm 1992 với 2,060,000 người) thì con số này chỉ đạt 60%, và trong thời gian tới, nó sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 1,200,000 người. Trong tổng số 700 trường đại học của Nhật Bản bao gồm đại học quốc lập, công lập và tư lập, hiện nay, có 1/3 số trường không tuyển đủ sinh viên, và nhiều trường trong số đó phải nhờ vào du học sinh để lấp khoảng trống này.

Đây không chỉ là vấn đề của các trường đại học mà nó còn ảnh hưởng lớn đến lực lượng lao động của Nhật. Chính phủ Nhật dưới thời Thủ tướng Fukuda đã thông qua kế hoạch “300,000 du học sinh cho đến năm 2020” và hiện nay đã bắt tay vào thực hiện..

Có thể là trong quá khứ, Nhật Bản đã gặp một vài vấn đề trong việc hỗ trợ du học sinh,  việc nhiều du học sinh sau khi học tập tại Nhật Bản và trở về quê nhà còn yêu thích và quan tâm đến nước Nhật hay không đã từng là một câu hỏi lớn.

Nhưng gần  đây, tình hình này đã có những biến đổi rõ rệt. Chính phủ Nhật đang nỗ lực để các du học sinh đến Nhật học tập đều có được những kỉ niệm đẹp, sau khi trở về quê nhà vẫn quan tâm, yêu thích nước Nhật và sẽ trở thành cầu nối giữa hai quốc gia.

Để đạt được mục tiêu 300,000 du học sinh vào năm 2020, còn nhiều vấn đề không dễ giải quyết như nhà ở, học bổng, nhập cảnh v.v… nhưng nhiều truờng đại học đang đặt hi vọng lớn vào số du học sinh Việt Nam ngày càng tăng.




 *  Điều kiện và thủ tục đơn giản
 *  Rút ngắn thời gian học tiếng Nhật để lên học chuyên ngành sớm hơn
 *  Có bạn hay người thân đang sống tại Nhật Bản
 *  Được công ty ở Nhật Bản hay tại Việt Nam cử đi
 *  Bằng cấp tại Nhật được thế giới công nhận danh giá nhất
  Rẻ hơn so với du học các nước như Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Singapore,..
 *  Tư duy, sáng tạo xử lý tình huống hiệu quả trong công việc
 *  Được giao tiếp tiếng Nhật như người bản xứ
 *  Hiểu sâu về Văn hóa, Kinh tế, Giáo dục và Khoa học kỹ thuật của Nhật Bản
 *  Được phép đi làm thêm để chi trả chi phí và học phí cho những năm tiếp theo
 *  Có mức thu nhập cao sau khi ra trường
 *  Được sống và làm việc lâu dài, có cơ hội định cư ở Nhật




Đi du học Nhật Bản có được ở lại làm việc không?
Theo qui định của chính phủ Nhật Bản, người nước ngoài vào Nhật Bản học tập trong quá trình đi học nếu muốn đi làm thì được trường đó cấp giấy “Sinh Hoạt Ngoại Khóa” điều được phép đi làm thêm là 28/h tuần.

Sau khi hoàng thành kết thúc chương trình học tại trường, nếu có cơ quan đơn vị tại Nhật Bản đủ điều kiện bảo lãnh thuê người làm thì bạn được phép gia hạn visa làm việc tại nơi đó, thời gian gia hạn của visa tại Nhật Bản trong vòng 1 năm nên sau khi hết hạn người làm có thể xin gia hạn năm tiếp theo và làm việc bình thường, cứ thế cho những năm tiếp theo.

Với thu nhập sau khi hoàng thành Cao Đẳng hay Đại học thì bạn có mức thu nhập như người Nhật rất cao. Như vậy người đã đi làm tại Nhật Bản có thời gian không giới hạn, không như đi Xuất Khẩu Lao Động “Tu Nghiệp Sinh” người đi lao động tại Nhật Bản chỉ được phép giới hạn thời gian tối đa là 3 năm trở lại.




Chi phí du học Nhật Bản



Số lượng du học sinh quốc tế vào Nhật Bản
Theo số liệu thống kê của các tổ chức dịch vụ sinh viên  Nhật Bản (JASSO), có đến 141,774 du học sinh nước ngoài hiện đang học tập tại Nhật Bản, đặc biệt là du học sinh đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Malaysia.

Thống kê theo bậc học:
Bậc học                           Số lượng                 Tăng/giảm
Sau Đại học                              39,097                       Tăng  10.4 %
Đại học và Cao đẳng                 72,665                        Tăng    8.3 %  
Các trường dạy Nghề                27,872                        Giảm   0.2 %
Dự bị Đại học                            2,140                        Giảm   6.7 %  

5 Quốc gia có số lượng du học sinh học tại Nhật Bản nhiều nhất.
Quốc gia                  Số lượng             Tăng/ giảm
Trung Quốc                    86,173                     Tăng 9.0 %
Hàn Quốc                       20,202                     Tăng 3.0 %
Đài Loan                          5,297                      Giảm 0.7 %
Việt Nam                          3,597                     Tăng 12.4 %
Malaysia                           2,465                     Tăng 2.9 %

1. Số lượng du học sinh tại Nhật Bản phân theo Khu vực địa lý
Khu vực                 Số lượng               Tỷ lệ
Châu Á                        130,955                     92.4 %
Châu Âu                          4,390                       3.1 %
Bắc Mỹ                             2,706                       1.9 %
Châu Phi                          1,203                       0.8 %
Trung và Nam Mỹ             1,035                       0.7 %
Trung Cận Đông                  981                       0.7 %
Châu Đại Dương                  504                       0.4 %
Tổng Cộng                   141,774                   100.0 %

2. Số lượng  sinh viên quốc tế hân theo giới tính:
Giới tính            Số lượng                    Tỷ lệ
Nam                          71,736                            50.6 %
Nữ                            70,038                            49.4 %
Tổng cộng               141,774                          100.0 %

5. Số lượng sinh viên quốc tế phân theo chuyên ngành học
Ngành học               Số lượng                     Tỷ lệ
Nhân văn                        33,657                            23.7 %
Xã hội học                      54,668                             38.6 %
Khoa học                          2,006                               1.4 %
Công nghệ                      22,567                             15.9 %
Nông nghiệp                     3,100                              2.2 %
Chăm sóc sức khỏe            2,920                               2.1 %
Kinh tế                              2,747                               1.9 %
Giáo dục                           3,397                               2.4 %
Nghệ thuật                        4,604                               3.2 %
Ngành khác                     12,108                                8.5 %
Tổng cộng                     141,774                            100.0 %




Chi phí du học Nhật Bản gồm sinh hoạt, ăn, ở, học phí, thuê nhà,..../
Hỏi: Thế mạnh của chương trình du học Nhật Bản là gì? Tôi có thể theo học những vùng nào?

Đáp:
*    Thế mạnh của chương trình du học Nhật Bản chính là “Vừa đi học và vừa đi làm”. Chương trình này phù hợp với đối tượng nhà nghèo, thu nhập trung bình, có ý chí muốn vươn lên trong cuộc sống.
*    Bạn có thể theo học bất cứ vùng nào tại Nhật Bản nếu bạn muốn. Ở Nhật có gần 500 trường đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau, bạn muốn biết học vùng nào tốt hay trường nào chất lượng,…v.v hãy liên hệ đến chúng tôi tư vấn giúp bạn chọn nơi học phù hợp nhất.

Hỏi: Vậy tôi sang Nhật Bản sẽ học gì? Thời gian học tập thế nào? Làm việc gì?  Thời gian làm việc ra sao?

Đáp:
*    Khi bạn sang Nhật Bản học bạn sẽ trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 bạn học tiếng Nhật và chương trình dự bị Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Cao học…v.v… từ 1 năm 3 tháng – 2 năm. Giai đoạn 2 bạn theo học các bậc học Trung cấp (2 năm), Cao đẳng (3 năm), Đại học (4 – 5 năm), Cao học (2 năm)…v.v…Bạn có thể chọn bất cứ chuyên ngành nào mà bạn yêu thích.
*   Thời gian học tập của bạn 1 ngày 3,5 tiếng. Sáng từ 9h – 12h30

*   Việc làm của bạn trong thời gian bạn học tập tại Nhật Bản là việc làm thêm. Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, du học sinh được phép đi làm thêm 4h/1 ngày thường và 8h/1 vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật.
*   Thời gian làm việc của bạn sẽ được bắt đầu từ 13h30 buổi chiều cho đến tối (hoặc đêm nếu nhiều việc).

Hỏi:     Những công việc nào tôi được phép làm tại Nhật Bản? Thu nhập 1 tháng bao nhiêu tiền?

Đáp:
*    Những công việc bạn sẽ làm như sau: Phục vụ tại quán ăn (lau dọn, rửa bát, bưng bê, tính tiền…), phát báo, đóng gói cơm hộp, làm việc tại xưởng giặt là, làm việc trong xưởng đông lạnh, làm việc trong nhà máy chế biến rau, làm việc trong xưởng may, các công ty đóng gói thực phẩm, lau cửa kính các tòa nhà cao tầng, công nhân xây dựng, các xưởng mộc, dọn vệ sinh nhà máy, khu công nghiệp….v.v….
*    Công việc làm thêm của các bạn được trả lương theo giờ làm việc. Mức lương mà bạn nhận được tùy thuộc vào khả năng tiếng Nhật, sự nhanh nhẹn, sức khỏe của bạn. Thông thường dao động từ 800 Yên/1 giờ - 1,200 Yên/ 1 giờ. Ví dụ: mức lương thấp nhất mà bạn được nhận là 800 Yên/ 1 giờ, ngày thường bạn làm việc 4 tiếng, ngày thứ 7, chủ nhật bạn làm 8 tiếng như vậy tổng lương bạn nhận được trong 1 tháng là (152 giờ * 800 Yên) = 121,600 Yên/ 1 tháng ≈ 32,832,000 VNĐ/ 1 tháng. (theo tỷ giá ngày 10/08/2011).

Hỏi: Vậy đi làm thêm có đủ tiền trang trải các khoản như: Học phí, ăn, ở, đi lại, tiêu vặt không?

Đáp:     
*    Tiền học của bạn bao gồm (học phí, sách vở, đồng phục, bảo hiểm, lệ phí thi...v.v..) khoảng 700,000 Yên/ 1 năm.
*    Tiền ăn: Bạn chi phí khoảng 15,000 Yên/ 1 tháng (tự nấu ăn). Như vậy 1 năm sẽ là 180,000 Yên.
*    Tiền ở:   Bạn có thể ở ký túc xá của nhà trường hoặc thuê nhà bên ngoài để ở. Phí thuê nhà vào khoảng 30,000 Yên/ 1 tháng. Như vậy 1 năm sẽ là 360,000 Yên
*    Tiền tiêu vặt, đi lại, điện thoại 1 tháng khoảng 15,000 Yên. Như vậy 1 năm sẽ là 180,000 Yên.
Tổng chí phí 1 năm của bạn sẽ vào khoảng: 1,420,000 Yên.
Tổng thu nhập tối thiểu của bạn trong 1 năm: 121,600 Yên/ 1 tháng * 12 tháng = 1,459,000 Yên >1,420,000 Yên .
Như vậy là bạn có thể hoàn toàn yên tâm với việc làm thêm sẽ đủ cho bạn trang trải toàn bộ chi phí. Đó là chưa kể đến những kỳ nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ xuân, nghỉ hạ bạn được phép đi làm toàn bộ thời gian 8h/1 ngày. Mức lương cũng thay đổi từ 800 Yên/1h lên mức lương cao hơn nếu khả năng tiếng Nhật của bạn tăng lên. Theo điều tra của chúng tôi thì 100% các bạn học sinh Việt Nam du học tại Nhật Bản không những tiết kiệm đủ tiền để đóng học mà một số bạn còn gửi được về phụ giúp gia đình tại Việt Nam.

Hỏi: Số tiền tôi phải bỏ ra khi đăng ký đi du học Nhật Bản là bao nhiêu? Sau khi sang Nhật Bản bao lâu thì tôi được đi làm thêm? Ai là người giới thiệu cho tôi việc làm thêm?

Đáp:         
*    Số tiền bạn phải bỏ ra khi đăng ký đi du học Nhật Bản là khoảng 200 triệu - 240 triệu đồng (tùy theo mức học phí của các trường khác nhau). Số tiền này bao gồm:
•    Học phí, sách vở, đồng phục, bảo hiểm…v.v.. cho 1 năm đầu tiên.
•    Lệ phí nhà ở (ký túc xá) 6 tháng.
•    Vé máy bay từ Việt Nam sang Nhật Bản.
•    Chi phí xin visa của lãnh sự.

*    Sau khi sang Nhật Bản, bạn cần phải làm các thủ tục giấy tờ như sau:
•    Khám sức khỏe.
•    Đăng ký bảo hiểm.
•    Đăng ký điện thoại, internet (nếu muốn).
•    Đăng ký làm thẻ ngoại kiều (giống như CMND của Việt Nam).
•    Đăng ký xin đi làm thêm.

Tất cả những thủ tục này sẽ mất khoảng 10 ngày. Do đó thời điểm thích hợp nhất để bạn có thể đi làm thêm là sau 15 tháng đến Nhật Bản.

*    Giới thiệu việc làm thêm cho bạn sẽ do phía nhà trường bạn theo học giới thiệu hoặc nhân viên của công ty Hiền Quang tại Nhật Bản giới thiệu. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.

Lưu ý: Nếu bạn không có đủ kinh phí nộp 1 năm học phí và 6 tháng ký túc xá. Công ty Hiền Quang sẽ liên lạc với các trường đào tạo để xin phép cho bạn được nộp trước 6 tháng học phí và từ 2 – 3 tháng Ký túc xá. Như vậy khoản chi phí bạn phải bỏ ra ban đầu sẽ thấp hơn mức phí trên.

Hỏi: Chi phí giữa các vùng ở Nhật Bản có khác nhau không? Nếu sống ở Tokyo có đắt đỏ hơn các vùng khác không?

Đáp:
*    Chi phí du học tại Nhật Bản không có sự khác nhau giữa các vùng, mà chỉ có sự khác nhau giữa các trường. Tùy thuộc mức học phí của các trường đưa ra có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung, chênh lệch là không đáng kể. Nếu bạn sống tại Tokyo, mức chi phí sinh hoạt của bạn sẽ cao hơn khi bạn sống tại các vùng khác. Tuy nhiên, mức lương làm thêm tại Tokyo của bạn cũng cao hơn các vùng khác. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này.

Hỏi: Nếu tôi không thể xin được việc làm thêm hoặc việc làm thêm lương quá thấp, không đủ cho tôi trang trải tất cả chi phí, trong khi đó gia đình tôi không thể chu cấp cho tôi được nữa, thì tôi phải làm thế nào?

Đáp:
*    Các trường đào tạo tại Nhật Bản cũng giống như 1 tổ chức kinh doanh. Mà sản phẩm kinh doanh chính là Giáo dục. Họ chỉ có thể duy trì trường, lớp khi bạn đóng học phí cho họ. Do đó, hỗ trợ việc làm thêm cho bạn là trách nhiệm của Nhà trường nơi bạn theo học. Bởi vì chỉ khi bạn có việc làm thêm ra tiền bạn mới có tiền nộp học phí cho nhà trường những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, tất cả các trường chúng tôi hợp tác đều có chính sách đóng học phí 3 tháng/ 1 lần bắt đầu từ năm học thứ 2 của bạn tại trường. Điều này rất linh hoạt cho bạn có 1 kế hoạch tiết kiệm tiền để nộp học phí. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về việc làm thêm tại Nhật Bản.

Các bạn muốn biết thêm thông tin hay cần hỏi thêm điều gì hãy gửi thông tin đến chúng tôi tại đây.




Công ty du học Nhật Bản tại Hồ Chí Minh



Thông tin xét cấp visa du học Nhật Bản
Kể từ tháng 04/2011, một số Cục quản lý nhập cảnh Nhật Bản đã thay đổi địa điểm xét hồ sơ và sát nhập các chi cục nhỏ lẻ với nhau. Để kịp thời cập nhật thông tin đến các bạn học sinh quan tâm chương trình du học Nhật Bản chúng tôi xin công bố quyết định mới nhất về việc sát nhập các chi cục xét hồ sơ du học Nhật Bản cho các năm tiếp theo.

Hồ sơ du học sinh được xét phân theo khu vực sau:

Cục quản lý nhập cảnh và khu vực xét hồ sơ           
Sapporo  :   Hokkaido                                                          
Sendai     :  Sendai, Miyagi, Fukushima, Yamagata, Iwate, Akita, Aomori    
Tokyo      :  Tokyo, Chiba, Ibaraki, Tochigi, Gunma, Yamanashi, Nagano, Niigata
Yokohama:   Yokohama, Kanagawa                                    
Nagoy      :   Aichi, Mie, Shizuoka, Gifu, Fukui, Toyama, Ishikawa    
Osaka      :    Osaka, Kyoto, Nara, Shiga, Wakayama
Hiroshima :   Hiroshima, Yamaguchi, Okayama, Tottori, Shimane
Fukuoka    :   Fukuoka, Saga, Nagasaki, Oita, Kumamoto, Kagoshima, Miyazaki
Okinawa   :    Okinawa
Kobe        :    Kobe, Kagawa, Ehime, Tokushima, Kochi                              

Mỗi Chi cục quản lý nhập cảnh sẽ có những quy định về xét hồ sơ khác nhau. Do đó trước khi lựa chọn khu vực mà mình dự định theo học. Xin vui lòng liên lạc với chúng tôi để được tư vấn về hồ sơ.



Học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay rất quan tâm đến chương trình du học với những nước có nền giáo dục tiên tiến, nhất là giáo dục tại Nhật Bản vì chi phí tương đối thấp hơn rất nhiều với các nước như Anh, Úc, Mỹ, Singapore,….v..v. Bên cạnh đó du học sinh học tại Nhật Bản được phép đi làm thêm với số giờ nhiều hơn so với các nước này. Trong 1 tuần du học sinh tại Nhật Bản có thể đi làm thêm từ 28 giờ đến 40 giờ, còn trong khi các nước khác chỉ cho phép tối đa là 20 giờ thôi, có nước không cho đi làm thêm như Singapore, với lại thu nhập làm thêm tại Nhật Bản so sánh với các nước thì Nhật Bản chiếm ưu thế hơn.

Tính đến thu nhập mà bình quân của Việt Nam có được trong 1 năm không bằng 1/20 của các nước phát triển, như vậy số tiền bỏ ra du học những nước đắt đỏ thì điều không thể,với du học Nhật Bản thì người đi học chỉ cần chuẩn bị học phí và chi phí ban đầu đóng học cho nhà trường, còn chi phí và học phí, ăn, ở, sinh hoạt tiết theo cho du học sinh có thể đi làm them mà chi trả không khải phụ thuộc gia đình nhiều.

Như vậy du học Nhật Bản là sự lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn đặt mình vào trong thế giới tiên tiến khoa học công nghệ hiện nay.

Hồ sơ du học Nhật Bản

CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN ĐẾN CÁ NHÂN:
1.   Giấy khai sinh
2.   Bằng THPT hoặc Trung cấp, Cao Đẳng, Đại Học "nếu có''
3.   Học bạ THPT hoặc bảng điểm Trung cấp, Cao đẳng, Đại học "nếu có"
4.   Chứng nhận tiếng Nhật "nếu có"
5.   Hộ chiếu
6.   Chứng minh nhân dân
7.   Sổ hộ khẩu
8.   Sổ quyền sử dụng đất
9.  Giấy khám sức khỏe
10.  8 ảnh (3x4) và 8 ảnh (4x6)
11.  Nếu là Tu Nghiệp Sinh phải nộp (Hộ chiếu, chứng nhận Tu Nghiệp Sinh, Sơ yếu lý lịch, Hợp đồng Tu Nghiệp Sinh) 
12. Chứng minh nhân dân của Bố hoặc Mẹ.

Nếu hồ sơ du học sinh không đáp ứng được 1 trong các thủ tục như trên, hãy liên hệ với Công ty chúng tôi để được trợ giúp.

Các kỳ nhập học gồm: Tháng 1, 4, 7, 10 hằng năm
Lưu ý: Học sinh đăng ký đi Du Học Nhật Bản vào 1 trong 4 kỳ này, phải nộp hồ sơ trước đó 3 tháng.




Thời kỳ phát triển Cao đẳng và Đại học tại Nhật Bản
Những thời kỳ phát triển hệ thống giáo dục Đại học của Nhật Bản cũng có thể cung cấp cho chúng ta một vài bài học và kinh nghiệm đáng tham khảo. Đáng tham khảo bởi vì Nhật cũng xuất phát từ một nước nông nghiệp, và cũng trải qua thời gian chiến tranh khốc liệt.

Thời kỳ - Tây phương hóa:
Từ thời Minh Trị Thiên Hoàng năm 1868. Trong thời gian này, Nhật cảm thấy bị đe dọa bởi các thế lực quân sự và kỹ nghệ của thế giới phương Tây, nhưng họ thấy đó là một cơ hội để tái cấu trúc hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế, chuẩn bị cho sự nghiệp kỹ nghệ hóa đất nước. Minh Trị nhận thức rằng Nhật cần phải nắm lấy và làm chủ những “know-how” của phương Tây.

Năm 1877, Đại học Tokyo được thành lập (trước đây trường này chỉ là một trường cao đẳng dạy ngoại ngữ và y học cổ truyền). Đại học Tokyo lúc đó có 4 khoa: Luật khoa, Khoa học, Văn khoa và Y khoa. Trong giai này, phần lớn giáo sư là người ngoại quốc. Trong số 36 giáo sư, có đến 23 người là giáo sư từ Anh, Pháp, Đức và Mỹ. Ngay cả những giáo sư người Nhật cũng là những người từng tốt nghiệp từ các nước vừa kể.

Trong thời gian 20 năm sau đó, có đến 400 giáo sư từ các nước phương Tây được Bộ Giáo dục Nhật mướn (hay mời) dạy tại các đại học và cao đẳng trên khắp nước Nhật. Không chỉ trong ngành giáo dục, Nhật còn mướn các chuyên gia phương Tây để làm việc và hướng dẫn trong các ngành như khai thác hầm mỏ, đường sắt, điện lực, điện tín, hãng xưởng…

Cùng lúc với sự hình thành của Đại học Tokyo, Nhật tích cực gửi sinh viên sang các nước phương Tây theo học tại các trường danh tiếng trên thế giới. Những “hạt nhân” đó sau này nắm giữ những chức vụ quan trọng trong hệ thống đại học và chính quyền.

Thời kỳ Cách mạng kỹ nghệ và Đại học.
Thời gian này được thiết lập hệ thống “đại học vương triều” (Imperial University System), và định hướng rõ ràng giáo dục phải phục vụ cho các mục tiêu của nhà nước. Năm 1890, (Đại học) Tokyo Imperial University được cho phép thành lập thêm một khoa mới, đó là khoa Nông học. Năm 1897, (Đại học) Kyoto Imperial University được thành lập theo mô hình của Đại học Tokyo. Kể từ đó, một số đại học trong hệ thống vương triều được thành lập, như Tohoku Imperial University (1907), Kyushu Imperial University (1910). Cả hai trường mới này chuyên về khoa học ứng dụng.

Thời gian mà các đại học vương triều ra đời trùng hợp với giai đoạn cách mạng kỹ nghệ ở Nhật. Cuộc cách mạng kỹ nghệ chủ yếu xảy ra ở ngành dệt và kỹ nghệ nhẹ, và chính các ngành “nhẹ” này đã là những viên gạch lót đường để Nhật trở thành một cường quốc kỹ nghệ sau này. Các Đại học vương triều có nhiệm vụ phải đào tạo các kỹ sư và khoa học gia, chuyên gia để đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng kỹ nghệ. Mặc dù ý thức được cho rằng Đại học còn phải đào tạo các nhà nghiên cứu, nhưng trong giai đoạn mà công nghệ của Nhật còn quá thô sơ, họ chủ yếu nhắm vào việc đào tạo chuyên gia lành nghề, và việc đào tạo chuyên gia nghiên cứu chỉ tập trung ở các Đại học lớn như Tokyo và Kyoto. Song song với sự ra đời của các Đại học vương triều, Nhật còn thành lập một số trường cao đẳng kỹ thuật (technical college). Các trường Cao đẳng có nhiệm vụ giới thiệu các công nghệ của thế giới phương Tây nhưng có ứng dụng thực tế vào điều kiện phát triển ở Nhật. Đến năm 1910, Nhật đã có 17 trường cao đẳng kỹ thuật, và mỗi năm huấn luyện được hàng ngàn chuyên viên kỹ thuật.

Trong thời kỳ này, Nhật còn có một số Đại học tư thục, tuy lúc đó các trường này chưa được công nhận là “đại học” mà chỉ là những “trường đặc biệt” (special schools). Mãi đến năm 1918 các trường Đại học tư thục mới được chính thức công nhận là Đại học. Sau này, một số trường tư thục đó trở thành những Đại học danh tiếng. Chẳng hạn như Đại học Keio được thành lập năm 1868 (do gia đình của Fukuzawa Yukichi thành lập), Đại học Doshisa (của Niijima Jo lập năm 1875), Đại học Waseda (do Okuma Shigenobu lập năm 1882) đã có công đào tạo các chuyên gia kỹ thuật và quản lý cho các công ty tư nhân, và đóng góp một phần lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa của Nhật.

Thời kỳ Hậu chiến và Phát triển.
Trong thời gian chiến tranh, Nhật đã làm được một điều kỳ diệu: Phát triển đại học và kỹ nghệ. Cuộc chiến Nga - Nhật (1904-1905) là giai đoạn Nhật “củng cố lực lượng” để xây dựng và bành trướng thực lực quân sự. Đến thế chiến 1914-1918 thì thực lực quân sự của Nhật đã được chứng minh.

Thế chiến thứ nhất là động cơ để Nhật tiến hành một cuộc cách mạng kỹ nghệ thứ hai. Trong cuộc cách mạng này, Nhật tập trung vào kỹ nghệ nặng như đóng tàu, sản xuất sắt thép, sản xuất máy kỹ nghệ, hóa học… Trong thời gian 1915-1918, sản lượng kỹ nghệ của Nhật tăng sáu lần, và lần đầu tiên, sản lượng kỹ nghệ qua mặt sản lượng nông nghiệp, biến Nhật thành một nước công nghiệp tiên tiến.

Năm 1918 đạo luật thành lập các Đại học địa phương và Đại học vùng ra đời. Đạo luật còn cho phép thành lập các Đại học chuyên ngành như Đại học chuyên về kỹ thuật, kinh tế, nông học…

Đến năm 1930, Nhật đã có 7 Đại học vương triều, với 3 Đại học mới là Hokkaido, Osaka và Nagoya. Các đại học vương triều mới này chuyên về khoa học và công nghệ. Trong cùng thời gian này, các đại học cũ hơn như Tokyo và Kyoto bắt đầu thành lập các viện nghiên cứu trong và ngoài đại học. Phần lớn các viện nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu về vật lý, hóa học, công nghệ hàng không. Trong giai đoạn này, Nhật đã có một hệ thống đại học hoàn chỉnh và tạo được một nền tảng cho phát triển khoa học kỹ thuật trong tương lai.

Thời kỳ Hoàn thiện.
Thời gian phát triển này kéo dài từ Thế chiến thứ 2 cho đến nay. Trong thời gian đầu sau khi Nhật đầu hàng, tương lai nước Nhật nằm trong tay của lực lượng chiếm đóng, và tương lai đất nước còn khá mập mờ. Năm 1949, chính quyền chiếm đóng đề nghị một cuộc tổng cải cách giáo dục trên toàn quốc. Theo đó, tất cả các đại học - từ hệ thống đại học vương triều đến đại học địa phương và tư thục - đều phải theo một chương trình đào tạo thống nhất, đó là bốn năm cho cấp cử nhân. Đến năm 1950, Nhật đã có 201 trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu.

Đến năm 1952, khi Nhật được trao quyền tự trị, tương lai của Nhật có vẻ rõ ràng hơn. Người Nhật nhận thức rõ rằng để tồn tại trên thế giới với sự hạn chế tài nguyên thiên nhiên, Nhật tùy thuộc rất lớn vào khả năng kỹ nghệ. Để phát triển kỹ nghệ, họ cần phải phát triển hệ thống giáo dục đại học đến một tầm cao hơn. Năm 1956, một tài liệu về giáo dục cao đẳng của Anh (White Paper on Technical Education) được dịch sang tiếng Nhật, và trở thành một tài liệu tham khảo quan trọng, một kim chỉ nam cho hệ thống giáo dục đại học của Nhật sau này.

Năm 1956, Cục Khoa học và Công nghệ được thành lập, và năm 1960 Hội đồng Khoa học và Công nghệ đề xuất một số chính sách để phát triển khoa học và công nghệ trong vòng 10 năm. Những đề nghị này trở thành định hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống đại học cho đến ngày nay.

Ngày nay, Nhật có hơn 725 trường đại học và 518 trường cao đẳng. Chất lượng đào tạo đại học của Nhật được thế giới công nhận. Hiện nay, Nhật có 11 trường đại học được xếp vào hạng “top 200” trên thế giới, với Đại học Tokyo (hạng 19) và Kyoto (hạng 25). Trong thời gian 1997-2001, các nhà khoa học Nhật công bố khoảng 336,858 bài báo khoa học, chiếm 9,3% tổng số bài báo khoa học trên thế giới. Số ấn phẩm khoa học của Nhật đứng vào hàng thứ tư trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Liên hiệp châu Âu, Anh và Đức